Showing posts with label Phương Pháp. Show all posts

Phương pháp luyện kỹ năng IELTS Speaking

Speaking trong IELTS là phần thi gây không ít khó khăn cho các sĩ tử. Môi trường sử dụng tiếng Anh hạn chế và tâm lí ngại khi giao tiếp là 2 yếu tố chính dẫn đến việc kỹ năng và kết quả thi nói không như mong đợi. Để có thể nâng cao điểm Speaking IELTS, ngoài việc luyện tập thường xuyên, việc ghi nhớ một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có bài tốt hơn.
Phương pháp luyện kỹ năng nói trong IELTS
Phương pháp luyện kỹ năng nói trong IELTS

1. Luyện tập:

  • Luyện tập với bạn bè, người thân… bắt đầu từ những chủ đề gần gũi rồi đến các chủ đề khó hơn.
  • Vận dụng cấu trúc câu đơn giản, từ vựng liên quan đến chủ đề để làm quen dần, rồi vận dụng các từ vựng học thuật, idioms để ghi điểm cao trong kì thi.
  • Sử dụng các mẫu câu trong tiếng Anh.
  • Chú ý phát âm, nhịp điệu, tông giọng, đặc biệt ở các key words trong câu. Khi sử dụng băng nghe để luyện tập, tốt nhất bạn nên thu âm lại phần nói của mình, đối chiếu với phần nói của người bản ngữ và chỉnh lại cho giống.
2. Làm bài thi:

Phần thi Speaking trong IELTS kéo dài khoảng từ 11-14 phút và được ghi âm lại toàn bộ, gồm 3 phần:

  • Phần 1: (4-5 phút) Chào hỏi và giới thiệu. Sau khi giới thiệu ngắn gọn về bản thân, giám khảo sẽ yêu cầu bạn giới thiệu bản thân mình cũng như hỏi những thông tin cá nhân của thí sinh.
  • Phần 2: (3-4 phút). Bạn sẽ nhận được chủ đề cụ thể từ giám khảo và có 1 phút để chuẩn bị. Sau đó bạn có khoảng từ 1-2 phút để trình bày ý kiến của mình. Sau đó giám khảo sẽ có 1 vài câu hỏi liên quan đến chủ đề mà bạn nhận được.
  • Phần 3: (4-5) phút: Giám khảo sẽ có một vài câu hỏi liên quan đến chủ đề bạn nhận được ở phần 2. Bạn sẽ thảo luận cùng giám khảo để trình bày rõ hơn quan điểm và ý kiến của mình .
Trong bài thi Speaking, không có thang điểm “ đúng” hay “ sai”, vì vậy, bạn hãy bình tĩnh trình bày quan điểm của mình. Người chấm sẽ dựa trên khả năng bạn diễn giải chủ đề để chấm điểm.

Tránh lập lại những từ mà giám khảo đã nói ra. Hãy thể hiện cho giám khảo khả năng của bạn bằng cách sử dụng các từ ngữ của riêng bạn.

Không nên chỉ trả lời “ yes” hay “ no”. Bạn nên trình bày thêm suy nghĩ của mình sau mỗi câu hỏi của giám khảo. Phải đảm bảo rằng phần nói của bạn nhiều hơn của giám khảo. Trong phần giới thiệu, bạn không nên chỉ giới thiệu quá ngắn gọn về bản thân mình. Đưa ra càng nhiều chi tiết càng tốt.

Nói rõ ràng, rành mạch. Không nên nói quá nhanh vì bạn có thể phát âm sai hay dùng sai từ vựng.

Nên sử dụng các từ vựng đơn giản, thông dụng hơn là các từ vựng học thuật mà bạn không hiểu rõ. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được điểm cao, bạn cần cho giám khảo thấy khả năng sử dụng các từ vựng học thuật.

Dùng đúng thì khi trả lời câu hỏi của bạn giám khảo. khi nhận được thẻ đề, bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị. Bạn nên ghi ra các ý chính bạn sẽ trình bày, sau đó chọn thì mà bạn sẽ sử dụng trong phần trả lời. Nên sử dụng thì giống như câu hỏi để trả lời. Sau đó, bạn có thể sử dụng các thì khác để mở rộng phần trình bày của mình

Cố gắng trả lời một cách đầy đủ, trọn vẹn và đưa ra lý do thuyết phục. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng nội dung nói, cũng như cấu trúc ngữ pháp và từ vựng mà bạn trình bày.

Luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng cũng như điểm số phần thi Speaking. Việc kết hợp với các kỹ năng khác sẽ giúp bạn tiến bộ rõ rệt ở nội dung cũng như cách vận dụng các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng học thuật. Hãy tạo cho mình thói quen nói tiếng Anh hàng ngày để có được thành tích cao trong kì thi IELTS.

Bí quyết tiếp thu ngoại ngữ tự nhiên nhất

Việc học ngoại ngữ giúp bạn đạt được điều gì trong cuộc sống ? Hỗ trợ công việc, để giao tiếp khi đi du lịch hay chỉ đơn giản là bạn thích tìm hiểu và muốn học ngôn ngữ đó. Mục tiêu của việc học ngoại ngữ sẽ là động lực để bạn học tập việc còn lại là làm cách nào để tiếp thu ngoại ngữ một cách tốt nhất mà thôi.

1. Điểm khởi đầu quan trọng

Thời điểm bắt đầu học một ngôn ngữ là một thời điểm khó khăn hay thú vị đều tùy thuộc vào bạn. Nếu bạn có một điểm khởi đầu tốt thì việc học ngoại ngữ của bạn sẽ dễ dàng hơn, còn nếu không rất có thể do chán nản mà bạn sẽ bỏ cuộc.

Hãy nhớ học ngoại ngữ giống như trẻ em học nói. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ lặp lại tất cả những gì người lớn nói mà dường như không hiểu gì. Hãy chấp nhận rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ, đừng gượng ép bản thân phải hiểu. Nếu có cơ hội để tiếp xúc với người bản xứ thì bạn không nên bỏ lỡ. Hãy tận dụng những cơ hội đó, lắng nghe họ nói và cố gắng giao tiếp với họ bằng bất cứ cách nào có thể kể cả ngôn ngữ cơ thể.


Bí quyết tiếp thu ngoại ngữ tự nhiên nhất
Bí quyết tiếp thu ngoại ngữ tự nhiên nhất

Bên cạnh đó bạn cũng có thể nghe tin tức hàng ngày trên truyền hình, radio với ngôn ngữ mà mình đang học. Trong khoảng thời gian đầu, tai và tâm trí của bạn đang được điều chỉnh để thích ngi với âm thanh và âm điệu của ngôn ngữ. Dù bạn không hiểu tất cả những thứ mình nghe hay những thứ mình nói nhưng bạn sẽ bất ngờ về sự nhạy bén ngôn ngữ của mình. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy mình giỏi lên rất nhiều. Bằng cách khởi đầu một cách tự nhiên, trình độ ngôn ngữ của bạn đã được nâng lên một cấp độ mới.

2. Nói ngoại ngữ một cách tự nhiên

Học ngoại ngữ là phải lặp đi lặp lại. Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ. Trí nhớ của bạn sẽ được hình thành sau hàng trăm, hàng ngàn lần luyện tập. Chính trí nhớ sẽ hình thành khả năng học ngôn ngữ của một người.

Bạn đã từng nghe tới phương pháp Effortless English chưa ?được các chuyên gia đánh giá là một trong những phương pháp tự học tiếng anh hay nhất thế giới, dành cho những ai học tiếng anh như là một ngôn ngữ thứ 2. Bài học của Effortless English là những tình huống thực tế (learn real english), ngắn gọn và vui nhộn, từ vựng gần gũi và được sử dụng hằng ngày, nên người học rất nhanh chóng nắm bắt nội dung. Phương tiện học duy nhất là chiếc máy MP3 Player, hoặc chiếc điện thoại có thẻ nhớ.

Effortless English phù hợp với tất cả các trình độ từ cơ bản tới nâng cao, đặc biệt dành cho người bận rộn, các du học sinh, người định cư tại Mỹ, các nhân viên văn phòng thường xuyên giao tiếp trong môi trường nói tiếng anh. Mỗi ngày chỉ học 1,5 h vào các giờ rảnh, bạn có thể giao tiếp tiếng anh lưu loát chỉ trong vòng 6 tháng tự học.

3. Tìm hiểu về văn hóa của đất nước đó

Bí quyết tiếp thu ngoại ngữ tự nhiên nhất
Bí quyết tiếp thu ngoại ngữ tự nhiên nhất

Bạn hãy làm cho mình yêu thích ngôn ngữ mới bằng cách tìm hiểu nền văn hóa của quốc gia đó. Bạn sẽ yêu thích tiếng Nhật hơn nếu biết được lịch sử hình thành ngôn ngữ này, biết được đặc điểm tính cách của người Nhật hay phong cách sống của họ trong cuộc sống thường ngày.

Người Nhật thích cá và món gỏi cá. Biết được điều đó chắc hẳn bạn cũng sẽ học được rất nhiều từ mới như: Katsuobushi là món ăn làm từ cá ngừ, Sushi là thứ bánh bột gạo hấp được thái nhỏ thành sợi như bún, rồi đem trộn với cá gỏi khi ăn.

Có rất nhiều cách để việc học ngoại ngữ của bạn bớt khô khan và trở nên thú vị hơn.

Mỗi người có một phong cách học tập của riêng mình với những tốc độ khác nhau. Bạn đừng mất tinh thần trong khi học ngoại ngữ. Hãy tiếp thu ngoại ngữ một cách tự nhiên nhất bằng nhiều phương pháp khác nhau. Chỉ cần bạn có mục đích rõ ràng, niềm tin vào bản thân và lòng nhiệt tình nhất định bạn sẽ thành công.

Năm điều bí mật giúp bạn giỏi tiếng anh

Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: "Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi" Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ. Khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công... Và chắc chắn, trình ngoại ngữ của bạn sẽ được thăng cấp với những trợ thủ sau.

Năm điều bí mật giúp bạn giỏi tiếng Anh
Năm điều bí mật giúp bạn giỏi tiếng Anh

1. Một cuốn từ điển online "đa-zi-năng"

Thay vì lúc nào cũng sử dụng từ điển giấy vốn dày cộm, nặng trịch, tại sao bạn không cài về máy từ điển online nhỉ? Cuốn từ điển "n trong 1" không những giúp bạn tra từ nhanh, chính xác, mà còn rèn cách phát âm bằng chức năng "Chọn giọng đọc". Nghĩa là bạn tra bất cứ từ nào, chức năng "Chọn giọng đọc" sẽ phát âm luôn từ đó theo giọng nam hay giọng nữ. Không chỉ Tiếng Anh, cuốn từ điển này còn có một loạt thứ tiếng khác nữa như Pháp, Nga, Trung, Nhật....

2. Một cuốn ngữ pháp "từ A đến Z"

Sách ngữ pháp hiện đang được bày bán rất nhiều trên thị trường. Tuy nhiên, bạn nên chọn những cuốn giới thiệu đầy đủ, rõ ràng các chủ điểm ngữ pháp và được trình bày từ level thấp đến cao. Đơn giản là vì những cuốn ngữ pháp này rất tiện tra cứu và phù hợp với bất kỳ đối tượng nào. Tránh chọn những cuốn ngữ pháp quá mỏng, các chủ điểm được trình bày theo kiểu "cấp tốc", "mì ăn liền". Bởi những cuốn này thường không đề cập những cấu trúc ngữ pháp, cách sử dụng đặc biệt. Kết quả là bạn chỉ biết "bó tay" khi gặp những dạng bài như vậy.

3. Một chiếc điện thoại có chức năng ghi âm, nghe nhạc

Chỉ với một chiếc điện thoại có chức năng nghe nhạc, ghi âm bạn có thể luyện kỹ năng nghe ngoại ngữ ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào. Tải về máy những đoạn hội thoại, bản tin, clip ngắn và thường xuyên ghi âm giọng mình, khả năng nghe, nói của bạn sẽ tốt hơn lên, mỗi ngày đấy.

Năm điều bí mật giúp bạn giỏi tiếng Anh
Dùng điện thoại để rèn luyện kĩ năng nghe rất hiệu quả

4. Một tài khoản trên diễn đàn học ngoại ngữ uy tín

Lập một nickname trên các diễn đàn học ngoại ngữsẽ mang đến cho bạn rất nhiều cái lợi: Được các mem chia sẻ những bài viết hay, download những tài liệu thú vị hay các bản tin, thư mới do chính admin gửi qua mail. Đó là chưa kể bạn còn được giao lưu với các thành viên hay tham gia những hoạt động offline khác. Vừa rất vui mà lại bổ ích nữa chứ.

5. Một người bạn học cùng mình

Bạn sẽ không thể học ngoại ngữ hiệu quả, đặc biệt là kỹ năng nghe nói nếu như chỉ "cày" một mình. Bạn hãy rủ một ai đo học cùng với điều kiện là trình độ người ấy "ngang cơ" hoặc hơn bạn. Điều này sẽ giúp cả hai dễ dàng chỉ ra cái sai của nhau hơn và kiến thức cũng sẽ "ghim" sâu vào bộ não hơn.

Năm điều bí mật giúp bạn giỏi tiếng Anh
Học cùng bạn là một lựa chọn thông minh để học ngoại ngữ
Các bạn hãy trang bị cho mình những “đồng minh” trên để cùng học ngoại ngữ chắc chắn hiệu quả sẽ thấy rõ đấy.

Đạt điểm TOEIC 800 dễ hay khó ?

Hôm nay mình xin gửi đến bạn một bài viết chuyên sâu : Làm sao để đạt 800 điểm TOEIC. Đây là một mức điểm đáng mơ ước. Bạn phải luyện thi TOEIC rất nhiều cũng như áp dụng những thủ thuật, bí kíp TOEIC cùng với khả năng nghe TOEIC đỉnh cao.

Làm sao để đạt 800 điểm TOEIC
Làm sao để đạt 800 điểm TOEIC
Nghe: Có một nguyên tắc dành cho bạn khi học nghe: “Muốn nghe tốt, bạn phải nghe thật nhiều và nghe từ những nguồn chuẩn”. Các bạn không nên nghe các đề thi thử ngay vì nó không giúp ích nhiều cho các bạn trong khi bạn chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết. Tôi sẽ phân loại như sau:

+ Đối với những người có thời gian dài để học thi TOEIC (trên 1năm): Thực sự bạn nên học theo Effortless English. Tôi và các bạn của tôi cũng đã từng học theo Effortless English trong gần 1 năm và kết quả nó mang lại rất bất ngờ. Không những Listening được cải thiện rõ rệt mà Speaking của bạn sẽ phát triển hơn – Điều này làm tôi thích nhất ở Effortless English. Bạn có thể giao tiếp khá thoải mái nếu bạn luyện tập đều đặn với Effortless English. Tôi biết một trang web viết về phương pháp Effortless English và tôi cũng rất thích những gì tác giả viết về cách học tiếng anh. Tôi nghĩ các bạn nên dành chút thời gian và đọc nó, sẽ rất hiệu quả cho những ai chưa có phương pháp học tiếng anh đúng.

(Source: Effortless English)

+ Đối với những người có thời gian ngắn ôn luyện (trong vòng vài tháng) tôi xin đưa ra một số nguồn để các bạn có thể nghe: Đài BBC – dành cho những bạn có trình độ nghe khá tốt vì không có transcript. Đừng quá lo lắng nếu bạn không hiểu gì, quan trọng là bạn làm quên được với âm điệu và ngữ điệu trong tiếng anh. Mỗi ngày bạn nên dành 20-30’ để nghe. Đối với những bạn thấy khó khăn khi nghe BBC, tôi khuyến khích các bạn nên nghe VOA. VOA news bao gồm rất nhiều chủ đề khác nhau và có text để các bạn có thể theo dõi nội dung người đọc. Vốn từ vựng của bạn cũng sẽ được cải thiện khi bạn nghe VOA. Ngoài ra các bạn nên mua một giáo trình tiếng anh giao tiếp chuyên ngành kinh tế và văn phòng. Vì 2 chủ đề này rất hay gặp khi thi.

Đọc: Phần Reading trong các bài toeic test bao gồm các bài ngữ pháp và các bài đọc phân tích trong một thời gian khá hạn hẹp. Tôi ít khi thấy ai thi Toeic mà có thời gian ngồi xem lại bài cả. ^^ Khác với kỹ năng nghe, ở kỹ năng Reading tôi đề nghị bạn nên làm các bài tập trong những quyển test. Ở đó bao gồm rất nhiều các bài đọc của những chủ đề khác nhau, bạn nên ghi nhớ các từ mới và các cấu trúc đặc biệt. Phần khó nhất chính là các bài đọc phân tích, các câu hỏi đòi hỏi bạn phải suy luận nhanh. Do vậy bạn phải có cách đọc thật hiệu quả. Vậy như nào là cách đọc hiệu quả, tôi xin đưa ra ví dụ sau

“ Coronation Street actress Beverley Callard has revealed she has been receiving treatment for depression. The 52-year-old actress, who plays Rovers landlady Liz McDonald, was absent from the soap for five months last year after a “serious breakdown”. She was treated at the Priory Clinic at the time and remains an outpatient at the facility. Callard has now teamed up with mental health charity Mind to raise awareness of mental health issues.The actress, reported to be “well on the road to recovery”, said: “I feel it is really important to try and help lift the stigma that makes life so difficult for the one in four people who experience mental health problems.”

(Dịch thuật - Source: BBC News )

Những từ in đậm đều chỉ một người là cô diễn viên. Tất cả đoạn này đều nói đến tiến trình cô ấy bị bệnh, phải nghỉ đóng phim,… Đây là dạng móc xích cơ bản khi tất cả các câu đều liên kết với nhau. Vậy ở đây tôi xin nhấn mạnh:phải hiểu một đại từ đưa ra cái gì, chỉ ai, không được phép nhầm lẫn và quan trọng hơn là phải tìm ra các liên từ – móc xích của nội dung.

Trước khi thi 2 tháng

Trong thời gian này tôi nghĩ các bạn nên dừng việc luyện skill lại. Thay vào đó các bạn nên bắt đầu làm các bài thi trong điều kiện như thi thật. Có rất nhiều sách chứa các đề thi Toeic, tôi hay dùng quyển 1000 Test : rất hay. Luyện tập đều đặn và không nên quá căng thẳng, từ đó các bạn sẽ tự tin và vững vàng hơn khi bước vào bài thi chính thức.

Một số thủ thuật để nghe tiếng anh hiệu quả

Ngày nay việc sử dụng tiếng anh trong giao tiếp hàng ngày không chỉ với những người còn đang học tiếng Anh, mà cả với những người đã học và đang sử dụng ngôn ngữ này thường xuyên thì kỹ năng nghe tiếng anh vẫn là một kỹ năng khó. Rất hiếm khi có ai học tiếng Anh như tiếng thứ 2 mà có thể hiểu 100% tất cả từng câu từng từ người nước ngoài nói. Tuy nhiên, nếu rèn luyện đúng phương pháp và đều đặn, việc thành thạo trong kỹ năng nghe tiếng Anh, ngay cả với những học sinh còn đang đi học, là hoàn toàn có thể.

Tip 1: Luyện phát âm tiếng Anh giao tiếp chuẩn

Nhiều người sẽ băn khoan tại sao khi đang bàn tới kĩ năng luyện nghe tiếng Anh mà lại nhắc tới việc phát âm. Thế nhưng, thực tế thì việc nắm chắc và phát âm đúng trong tiếng Anh sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc nghe tốt tiếng Anh. 90% sinh viên phát âm tiếng Anh sai, và hầu hết sinh viên đều dùng tiếng Anh không có trọng âm, không có vần điệu lên xuống. Điều này đồng nghĩa với việc gì?

Giả sử khi bạn nắm không tốt kỹ năng phát âm tiếng Anh trong lúc học, và nắm được nhịp điệu cần thiết trong tiếng Anh cũng giống như bạn sống ở Hà Nội mà vào Huế nghe nói chuyện vậy. Rõ ràng là người Huế nói tiếng Việt, nhưng tại sao lại khó nghe đến vậy. Vì cách họ phát âm từ khác với người Hà Nội. Người Hà Nội không quen cách phát âm và nhấn nhá âm điệu kiểu Huế nên phải gồng mình lên nghe mà cũng chẳng hiểu gì. Tương tự với tiếng Anh, việc bạn cẩu thả trong phát âm tiếng anh có thể ngăn cản việc bạn nghe tiếng Anh tốt.

Và một lời khuyên cho giờ này vẫn chưa thật chắc chắn về phát âm tiếng Anh là hãy rà soát lại toàn bộ những kiến thức này của mình và sửa ngay nếu thấy hổng nhé

Biết được cách phát âm tiếng anh chuẩn của người nước ngoài sẽ giúp bạn nghe tiếng Anh tốt lên rất nhiều.

Một số thủ thuật để nghe tiếng anh hiệu quả
Một số thủ thuật để nghe tiếng anh hiệu quả

Tip 2: Hãy cố gắng tập trung vào từng phần khi luyện nghe tiếng anh giao tiếp

Khi nghe bạn hãy thực sự tập trung. Nghe ai nói mà không tập trung, kể cả tiếng Việt cũng đã khó chứ đừng nói là tiếng Anh. Khi đang nghe tiếng Anh, hãy chắc rằng đầu bạn đang làm việc. Khi tai nghe được gì thì đầu cũng tiếp nhận và dịch ra từng đấy. Điều sợ nhất trong luyện nghe tiếng Anh giao tiếp là để tiếng đi qua “rửa tai” cái đầu không hoạt động,. Không tập trung, cho dù có ngồi nghe cả buổi mà không cố gắng tập trung thì cũng không nên cơm cháo gì đâu bạn nhé.

Tip 3: Luyện nghe tiếng anh giao tiếp theo phương pháp ngược

Một phương pháp truyền thống khi luyện nghe tiếng Anh của học sinh là nghe trước, chữa sau. Nghĩa là các bạn học sinh có xu hướng bật file mp3 nghe bài trước, nghe đi nghe lại, đến khi nào không nghe được hoặc mệt quá thì mới lôi phần file đánh chữ ra so sánh đối chiếu.

Đôi khi bạn sẽ thấy hiệu quả nếu bạn làm ngược lại. Đầu tiên, hãy cầm file văn bản của bài nghe, đọc và dịch. Bạn không cần phải vội, cứ đọc từ từ, phân tích ý, dịch cẩn thận, cày bài thế nào tùy ý. Miễn là bạn phải hiểu bài thật tốt. Nếu cảm thấy cần thiết cứ lấy từ điển ra tra từ mới. Sau khi đọc xong bài, hãy dành ra vài giây hình dung lại tổng thể cả bài nói về cái gì và chuyển sang nghe. Bật đúng file bài đó lên và nghe.

Tất nhiên, chả cần nghe bạn cũng thừa biết nó nói về cái gì. nhưng hãy cứ nghe một cách chăm chú. Nếu trình độ nghe của bạn đang ở tầm trung, bạn sẽ nhận thấy mình thường chỉ nghe được lõm bõm vài ba từ. Nhưng do đã đọc văn bản nên bạn nghe được nhiều từ hơn. Số từ còn lại bạn không nghe được nhưng vì đã đọc rồi. Bạn hãy cứ nghe tiếp như vậy vài lần. Sau khi đã khá ngấm, bây giờ là lúc cày bài nghe. Tốt nhất là dùng Media player để dễ dàng điều chỉnh ngắt nhịp của file khi cần. Bây giờ hãy cầm văn bản lên kết hợp với nghe.

Bạn cũng phải thường xuyên để ý đến những từ mình đọc trong văn bản nhưng trong file nghe lại chưa nghe tốt được, hãy bật đi bật lại những đoạn xung quanh các từ đó. Bây giờ vấn đề không phải là hiểu bài nói gì, mà bạn phải cày để tai của mình quen với tất cả các từ trong bài và phát hiện ra chúng.

Đừng sợ rằng cách làm ngược này sẽ không phát huy hiệu quả. Hãy làm thử trong một thời gian đều đặn, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.

Tip 4: Khi nghe tiếng Anh hãy để tâm lý mình thật thoải mái và rèn luyện khả năng dự đoán

Một số thủ thuật để nghe tiếng anh hiệu quả

Một trong những sai lầm của nhiều người luyện nghe tiếng Anh là họ quá hồi hộp. Khi giao tiếp với ai đó sử dụng tiếng Anh, biết là khả năng nghe của mình không tốt, họ cứ lo lắng và dành nhiều thời gian để sợ hơn là để tập trung nghe. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh nếu bạn phải đối thoại với người bản ngữ cho dù trình độ nghe của bạn chưa tốt. Phải từ từ tập trung thì bạn mới có thể nghe được.

Một điều nên nhớ nữa là hãy cố gắng đoán nghĩa. Đừng bao giờ cho rằng bạn phải nghe được từng câu từng chữ mới là đạt. Bạn chỉ cần nghe được những từ khóa quan trọng, cộng thêm nhịp điệu, thái độ người nói và văn cảnh là có thể nhận ra ý người người nói muốn truyền đạt. Muốn đạt đến khả năng nghe đâu thủng đấy, bạn phải tiếp tục luyện tập.

Có 1 điều đặc biệt đó là không phải bạnh cứ nghe nhiều là tốt, việc nghe nhiều cần kết hợp với việc bạn tập trung trọng tâm vào 1 vấn đề giao tiếp cụ thể. Nhiều người cứ cố gắng nghe từng từ một , cố gắng nghe hết nhưng thực sự đến sau những cái bạn nghe đó vẫn không hề ảnh hưởng đến việc giao tiếp bằng tiếng anh.


Tip 5: Chọn nguồn nghe và tài liệu luyện nghe tiếng anh giao tiếp

Việc luyện nghe tiếng Anh giao tiếp tốt cần cũng cần chọn các nguồn học và tài liệu chuẩn. Khi lựa chọn được các nguồn học tiếng Anh tin cậy, hãy thực hành với các nguồn và phương tiện khác nhau. 

Ngày nay các nguồn học tiếng anh giao tiếp hàng ngày khá phong phú, các nguồn nghe trên internet, phương tiện truyền thông và nguồn các nhân đều thuận tiện cho việc luyện nghe. Bạn có thể học luyện nghe tiếng anh giao tiếp qua các kênh thông tin như bổ ích như BBC, CNN, VOA....

Để luyện nghe tiếng anh giao tiếp hiệu quả hàng ngày là khó nhưng không phải là điều không thể làm được nếu như bạn có một sự quyết tâm, cố gắng nổ lực phấn đấu hết sức mình trong việc học thì chắc rằng mọi thứ sẽ dễ dàng và suôn sẻ hơn nhiều đấy. Chúc các bạn thành công!

Phương pháp nghe tiếng anh hiệu quả - Deep Listening

1. Luyện nghe ngấm tiếng anh

Việc luyện nghe ngấm tiếng anh khá đơn giản, và không mất thời gian, được thực hiện như hướng dẫn dưới đây. Tuy nhiên, bạn cần đọc kỹ phần phân tích nền tảng tại sao lại luyện nghe ngấm tiếng anh ở bên dưới để hiểu rõ hơn cơ chế tác động của nó, và tại sao bạn lại làm như vậy.

Phương pháp nghe ngắm deep listening
Phương pháp nghe ngắm deep listening

- Việc thực hiện thì tương đối đơn giản: khi lên giường đi ngủ, Bạn cắm tai nghe vào và nghe cho đến khi ngủ. Thậm chí đoạn nghe vẫn được bật khi Bạn đã ngủ. Tất nhiên nên có chế độ tự động tắt sau 20’.

- Hoặc khi đang làm bất kì việc gì không cần tập trung, và rảnh tai thì đều có thể cắm tai nghe vào và luyện nghe ngấm. Như vậy bạn có thể luyện nghe khi đang chạy tập thể dục, đang đi xe trên đường, hoặc đang nấu ăn…. Nghĩa là bạn có thể luyện nghe ngấm tiếng anh xen kẽ khi làm việc khác, như vậy sẽ rất tiện kiệm thời gian và tiện dụng.

- Khi nghe không cần quan tâm đến nội dung, không cần cố hiểu những từ được nói. Hãy để đầu óc thoải mái, thư giãn để dần dần ngấm những phát âm, ngữ điệu, cách nói tự nhiên. Luyện nghe ngấm tiếng anh để làm quen và ngấm intonation và pronunciation trong cách nói tự nhiên của người bản ngữ. Intonation là cái khó nắm bắt nhất trong Tiếng Anh để nói được tự nhiên, luyện nghe ngấm tiếng anh này sẽ giúp Bạn có được intonation một cách tự nhiên. Khi Bạn đã “ngấm” intonation và pronunciation thì sẽ nghe dễ dàng hơn và nói tự nhiên hơn.

- Thời gian nghe: Thực hiện hàng ngày, nên luyện nghe ngấm tiếng anh như này tầm 30 phút mỗi ngày. Có hai thời điểm tốt nhất để việc nghe tiếng anh này có thể nhanh chóng “ngấm” vào não: buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi mới ngủ dậy

- Tài liệu luyện nghe ngấm tiếng anh: bạn có thể sử dụng bất kì tài liệu nghe tiếng anh nào mình có, hoặc tham khảo một số tài liệu luyện nghe tiếng anh ở phần bên dưới.

2. Tầm quan trọng của các yếu tố phi nội dung trong nghe, nói

Để nói tự nhiên, hoặc nghe tiếng anh hiệu quả thì ngoài yếu tố nội dung ra (hiểu nghĩa của từ, các cấu trúc câu, thành ngữ…) thì còn những yếu tố khác đóng phần quan trọng không kém, đó là:

Phát âm của từ:
  • Ngữ điệu của câu
  • Nối âm giữa các từ với nhau
  • Nhấn trọng từ: các từ có nghĩa được nhấn mạnh, các từ mang chức năng ngữ pháp được đọc lướt
  • Nhóm từ: các từ tạo nên một đơn vị nghĩa liên quan đến nhau được cho thành một nhóm và đọc liền nhau, các nhóm khác nhau trong một câu được đọc tách nhau ra, đặc biệt trong những câu dài….


Khi nghe tiếng anh, nếu không quen với các yếu tố trên thì bạn sẽ không nhận ra được các từ và nghĩa của câu, mặc dù tất cả các từ được dùng có thể bạn đều đã biết. Khi nói, nếu không có các yếu tố trên thì nói sẽ rời rạc, không tự nhiên.

3. Phản xạ tiềm thức và phản xạ ý thức trong nghe nói tiếng anh

Phản xạ nghe nói tiếng anh bằng ý thức là khi ta vừa nói, vừa phải giữ trong đầu ý nghĩ về việc nhấn trọng âm chỗ này, trọng từ chỗ kia, từ này phải nối âm với từ khác… Điều đó cản trở việc nói, làm cho việc phản xạ nói không được tự nhiên, hay bị vấp váp…

Phản xạ nghe nói tiếng anh bằng tiềm thức là khi chúng ta nói và chỉ cần quan tâm đến cái “ruột” nội dung, còn cái “vỏ ngôn ngữ” như trên sẽ được tự động được bật ra, do tiềm thức chi phối. Khi đó, chúng ta sẽ nói rất trôi chảy, tự nhiên.

Phản xạ tiềm thức và phản xạ ý thức trong nghe nói tiếng anh
Phản xạ tiềm thức và phản xạ ý thức trong nghe nói tiếng anh
Cần lưu ý rằng: phần lớn các hoạt động căn bản nhất của chúng ta được chi phối bởi tiềm thức, chứ không phải ý thức. Ví dụ: như khi tay người chạm vào một vật rất nóng, thì bàn tay sẽ tự động rụt lại, mà không cần trong đầu ta phải suy nghĩ rằng “ah, vật này nóng, nếu ta không rụt tay lại thì sẽ bị bỏng…”. Nếu hành động đó do ý thức (những suy nghĩ trong đầu như ở trên) thì e rằng … tay sẽ không còn nguyên vẹn. Hàng loạt các phản xạ khác của chúng ta cũng đều như vậy: việc tự cân bằng khi đi xe đạp, phản xạ nhẩy sang bên khi thấy có xe đâm tới, việc hít thở, việc nghe, nói tiếng Việt…

4. Cách thức tác động vào tiềm thức

Mục tiêu của chúng ta là làm sao để tác động vào tiềm thức, để chúng ta có tiềm thức về trong việc nghe nói tiếng anh.

Tiềm thức là tầng phản xạ của não rất khó bị tác động trực tiếp. Nó không như ý thức, ý nghĩ, chúng ta có thể dễ dàng điều khiển được ý nghĩ. Với tiềm thức thì việc thực thực hiện nó là hoàn toàn tự động, và việc tác động vào nó không thể làm trực tiếp.

Theo khoa học nghiên cứu về não, thì thời điểm dễ tác động vào tiềm thức nhất là khi não ở trạng thái giữa thức và ngủ, khi đó não không còn bị chi phối bởi quá nhiều ý nghĩ, và nó ở trạng thái “mở” nhất để thu nhận các thông tin bên ngoài vào. Đó là cơ sở khoa học về não cho việc thực hiện việc nghe trước khi đi ngủ. Chúng ta nằm ngủ, cắm tai nghe vào, và không cần quan tâm đến nội dung, không cần cố hiểu những từ được nói. Hãy để đầu óc thoải mái, thư giãn để dần dần ngấm những ngữ điệu, cách nói tự nhiên.

Cách tác động vào tiềm thức cũng như việc học nói Tiếng Anh không thể làm trong một sớm một chiều, mà đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ để thực sự có một khả năng nghe nói tiếng Anh trôi chảy

CÁC BÀI NGHE TIẾNG ANH, TÀI LIỆU DOWNLOAD:

Để sử dụng phương pháp luyện nghe ngấm tiếng anh như trên, bạn cần có các tài liệu nghe tiếng anh của người bản xứ (native speaker). Bản chất của việc luyện nghe ngấm tiếng anh này không phải để hiểu nội dung bài nghe, mà là để làm quen, ngấm dần cách phát âm, ngữ điệu, cách nói (các yếu tố âm thanh).

- Việc chọn tài liệu nghe tiếng anh không quá cầu kì, có thể sử dụng bất kì nguồn tài liệu nghe tiếng anh bản xử nào bạn có

- Bạn có thể tìm kiếm các nguồn website cung cấp bài nghe tiếng anh trên mạng như http://lopngoaingu.com http://tienganhabc.com . Có rất nhiều trang để bạn nghe, điển hình nhất là American Streamline với phần luyện nghe rất hay: American streamline hoặc VOA với bài nghe tiếng anh chậm VOA Special English, phù hợp với người mới học: Dynamic English Study

Mình xin giới thiệu cho các bạn một dịch vụ luyện nghe online miễn phí mà mình đánh giá rất cao và rất hữu ích, đó là trang web http://baidich.com , tại baidich.com bạn có thể vừa nghe các sĩ hát và đọc theo lời nhạc song ngữ Anh-Việt từ đó bạn có thể nắm được rất nhiều cấu trúc câu hay và thành ngữ tiếng Anh. Sau khi tập nghe thì bạn có thể luyện nghe bằng cách nghe và điền vào ô trống những từ bị thiếu của lời bài nhạc và bấm nút, hệ thống sẽ cho bạn biết bạn đúng từ nào và sai từ nào, phần trăm bạn nghe được và cho điểm bạn, nói chung là rất rất thú vị.

[TOEIC] Cấu trúc đề thi và cách tính điểm trong đề kỳ thi TOEIC

Hôm nay mình sẽ viết bài ở một mảng mới về  kỳ TOEIC. Thật ra nói mới thì không hẳn vì đa số mọi người học tiếng anh đều biết khi tham gia các kì thi như TOEIC, TOEFL, IELTS,... nhưng không phải ai cũng đều biết hết về khái niệm, hình thức thi cũng như thang điểm trong các kì thi TOEIC,TOEFL,IELST...

1. Kỳ thi TOEIC là gì?


cấu trúc đề thi và cách tính điểm TOEICKỳ thi TOEIC(Test of English for International Communication - Bài kiểm tra Anh ngữ trong Giao Tiếp Quốc Tế) nhằm đánh giá sự lưu loát về tiếng Anh của những người không phải người bản xứ làm trong các văn phòng, trụ sở quốc tế. Các công ty, cơ quan chính phủ, và viện giáo dục dựa vào những kết quả của kỳ thi TOEIC để đánh giá những kỹ năng Anh ngữ của những nhân viên hiện tại và tương lai. Trong TOEIC không có khái niệm thi trượt, điểm sẽ được cộng lại từ tổng số câu trả lời đúng với điểm cao nhất là 990. Các công ty hay tổ chức sẽ đưa ra những tiêu chuẩn về điểm số khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu riêng của họ.

2. Hình thức thi của kỳ thi TOEIC?


Kỳ thi TOEIC diễn ra trong hai giờ, gồm có 200 câu hỏi, được chia làm hai phần.

• Phần nghe: Phần này gồm có 100 câu hỏi được hỗ trợ bởi máy cassette. Phần này mất khoảng 45 phút. Nó được chia ra thành những phần sau đây:

Phần 1: Câu hỏi hình ảnh (10 câu)

Phần 2: Câu hỏi-trả lời (30 câu)

Phần 3: Bài hội thoại ngắn (30 câu - 10 hội thoại - mỗi hội thoại có 3 câu hỏi đi kèm)

Phần 4: Cuộc nói chuyện ngắn (30 câu - 10 cuộc nói chuyện ngắn - mỗi cuộc có 3 câu hỏi đi kèm)

• Phần đọc: Phần này bao gồm 100 câu hỏi viết. Phần này kéo dài khoảng 75 phút. Nó được chia thành những phần sau đây:

Phần 1: Những Câu Chưa Hoàn Chỉnh - hoàn thành câu (40 câu)

Phần 2: Hoàn thành đoạn văn (12 câu - 4 đoạn - mỗi đoạn 3 câu hỏi)

Phần 3: Đọc Hiểu (48 câu - đoạn đơn: 28 câu, đoạn kép: 20 câu)

Tổng số điểm tối đa của TOEIC là 990 điểm.

3. Cách thức tính điểm:


Số điểm tối đa là 990 điểm. Số lượng 200 câu, trong đó có 100 câu nghe và 100 câu viết.

Nhiều người hiểu sai, mỗi câu làm đúng sẽ là 990điểm/200câu = 4,95 điểm (không phải vậy).

Dưới đây là bảng điểm, và cách tính điểm như sau:

Correct: là số điểm tương ứng với câu làm đúng.

Listening: là số câu làm đúng phần nghe.

Reading: là số câu làm đúng phần đọc.

Giả sử, Phần nghe làm đúng 40 câu thì số điểm là 185 điểm.

Phần đọc làm đúng 40 câu thì số điểm là 150 điểm. Vậy điểm toeic của bạn là: 185 150 = 335 điểm
bảng điểm thi toeic
Sau đây là bảng đánh giá trình độ tiếng anh của các bạn thông qua từng thang điểm cụ thể:

Score LevelGeneral Description
875 to 990Professional proficiency in English.
Able to communicate effectively in any situation.
730 to 875Proficiency in English.
Able to satisfy most work requirements with language that is often, but not always, acceptable and effective.
590 to 730Working proficiency in English.
Able to satisfy most social demands and limited work requirements.
500 to 590Advanced Level In English.
Can initiate and maintain predictable face-to-face conversations and satisfy limited social demands.
300 to 550Intermediate Level in English. 
Speaker has a functional,but limited proficiency. Able to maintain very simple face-to-face conversations on familiar topics.
200 to 300Beginning Level in English. 
Able to satisfy immediate survival needs.

4. Một số câu hỏi thường gặp khi thi TOEIC?


1. Sự khác biệt giữa kỳ thi TOEIC và TOEFL là gì?

Bài thi TOEIC đã được phát triển nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp, ngành thương mại và công nghiệp một tiêu chuẩn đánh giá chính xác và tin cậy về sự lưu loát tiếng Anh dành cho các nhân viên hiện tại và tương lai. Kỳ thi TOEFL (Kiểm Tra tiếng Anh như một Ngoại Ngữ) đã được thiết kế nhằm đánh giá những kỹ năng Anh ngữ của các sinh viên Ngoại Quốc muốn nhập học tại các trường cao đẳng và đại học ở Bắc Mỹ.

2. Tôi cần đạt bao nhiêu điểm để đậu trong kì thi TOEIC?

Không có thang điểm nào qui định đậu hay rớt. Điểm số sẽ phản ánh trình độ thông thạo tiếng Anh của người dự thi. Các công ty sẽ dựa vào điểm số của các kỹ năng tiếng Anh bạn ghi được trong kì thi mà tiến cử bạn một chức vụ hay nhiệm vụ quan trọng.

3. Đối tượng nào quan tâm đến kì thi TOEIC? Và với Mục Đích gì?

Những người cần sử dụng tiếng Anh trong môi trường làm việc cần tham dự kỳ thi TOEIC. Họ làm việc tại các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn và bệnh viện trong số những ngành khác, các bộ phận kỹ thuật, kinh doanh, và quản lý.

Các ngành nghề sau đây tham dự kỳ thi TOEIC - Các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, trường học, và các chương trình đào tạo Anh ngữ.

Các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ sử dụng điểm thi TOEIC nhằm hỗ trợ họ đưa ra những quyết định nhân sự quan trọng. Điều này gồm có việc tuyển dụng, quảng cáo và hoàn thành những nhiệm vụ tại nước ngoài.

Ngày càng có nhiều trường đại học và các tổ chức cao học yêu cầu sinh viên của mình tham dự kỳ thi TOEIC trước khi họ tốt nghiệp. Việc này giúp cho các nghiên cứu sinh dễ dàng tham gia vào lực lượng lao động và tạo cho họ cơ hội khi tìm kiếm việc làm.

Những chương trình đào tạo Anh ngữ tận dụng kỳ thi TOEIC để giúp họ đánh giá sự lưu loát về Anh ngữ của sinh viên và theo dõi sự tiến bộ của họ.
--updating--

[Phương Pháp] Phương pháp ôn thi TOEIC hiệu quả nhất

Sau đây là 10 lời khuyên giúp cho bạn đạt được phương pháp ôn thi có hiệu quả nhất:

1. Đặt mục tiêu

Nếu bạn quyết định tham gia kỳ thi TOEIC. Xin chúc mừng bạn. Điều đầu tiên bạn cần phải làm là đặt cho mình một mục tiêu trong học tập. Nếu tham gia kỳ thi để xin việc thì cần phải đặt cho mình mục tiêu cao hơn.
Nhìn chung tất cả các vị trí đều đòi hỏi số điểm tối thiểu là 600. Vị trí quản lý có thể đòi hỏi một số điểm đánh giá cao hơn là 800 điểm.

Phương pháp luyện thi TOEIC hiệu quả nhất
Phương pháp luyện thi TOEIC hiệu quả nhất
Hãy đặt mục tiêu phù hợp cho bản thân. Nếu mục tiêu của bạn quá cao, bạn có thể sẽ thất vọng về điểm số của mình. Hãy nhớ rằng bạn có thể đăng ký dự thi bất kỳ thời điểm nào khi bạn đã sẵn sàng.

2. Hiểu biết về bài thi

Trước khi bắt đầu kỳ thi TOEIC, bạn cần trang bị cho mình những hiểu biết về cấu trúc từng phần thi thật tốt. Kỳ thi kiểm tra hai kỹ năng là nghe hiểu và đọc hiểu. Bạn nên làm quen vơi dạng bài thi TOEIC bằng cách thực hành những bài kiểm tra mẫu.

3. Lên kế hoạch học tập

Chần chừ là một trong những lý do khiến nhiều thí sinh thất bại trong kỳ thi TOEIC. Để đạt được kết quả mong muốn, bạn cần lập cho mình kế hoạch học tập ngay từ khi quyết định tham gia kỳ thi TOEIC và không nên để đến gần kỳ thi mới lên kế hoạch ôn tập. Chọn cho mình những bộ sách luyện thi TOEIC đáng tin cậy nếu bạn quyết định tự ôn tập hoặc tìm một lớp luyện thi TOEIC trước khi tham gia kỳ thi. Để có được kết quả tốt nhất, bạn nên luyên thi dưới cả hai hình thức.

Phương pháp luyện thi TOEIC hiệu quả nhất
Phương pháp luyện thi TOEIC hiệu quả nhất
Nếu bạn không đủ khả năng theo học một lớp luyện thi TOEIC, hãy chắc chắn rằng loại sách mà bạn chọn để luyện thi có đáp án và giải thích rõ ràng cho từng câu hỏi. Nếu bạn chọn tham gia một khoá học TOEIC trước kỳ thi, bạn nên tin tưởng vào vào giáo viên hướng dẫn của bạn và tạo cho mình một tâm lý thoả mái khi đến lớp học. Nên học với một người bạn khác và đặt mục tiêu phấn đấu cho cả hai người.

Chọn thời gian học vào một khoảng giờ cố định trong ngày và lặp đi lặp lại việc ôn tập hàng ngày sẽ nhanh chóng nâng cao điểm số của bạn. Hãy lập kế hoạch học tập và thực hiện nó.

4. Phân bổ thời gian ôn tập một cách hợp lý

Bài thi TOEIC gồm 7 phần. Mỗi phần thi đều có những điểm cần chú trọng riêng. Không nên dành quá nhiều thời gian vào việc ôn tập một phần thi cụ thể nào. Rất nhiều thí sinh đã mắc sai lầm khi chỉ ôn tập phần thi mà họ yêu thích và dành quá nhiều thời gian cho phần thi đó.

5. Nâng cao/Tăng vốn từ vựng

Một lý do khác khiến nhiều thí sinh gặp thất bại trong kỳ thi TOEIC đó là vốn tự vựng của họ quá ít/chỉ ở mức giới hạn. Khi quyết định tham gia kỳ thi thì thí sinh cần chắc chắn rằng họ có một vốn từ vựng phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau. Lời khuyên tốt nhất là người học nên có một cuốn sổ tay nhỏ và viết tất cả các từ mới vào đó.
Không nên học từ mới theo một danh sách các từ. Vì bạn chỉ có thể nhớ được từ vựng một cách tốt nhất và dễ dàng nhất chỉ nhờ vào ngữ cảnh của từ. Do vậy với mỗi một từ bạn gặp trong quá trình học hãy viết từ đó và học từ đó trong câu. Sau mỗi tuần học, bạn nên viết một bức thư hoặc bài luận ngắn và sử dụng tối đa các từ mà bạn học trong một tuần đó.

Phương pháp luyện thi TOEIC hiệu quả nhất
Phương pháp luyện thi TOEIC hiệu quả nhất
Không nên sử dụng từ điển song ngữ trong quá trình học từ. Những từ điển điện tử sẽ làm cho việc học từ của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Sẽ không thể nhớ được từ nếu bạn không dành một chút nỗ lực cho việc hiểu và nhớ nó. Hãy luôn nhớ rằng kỳ thi TOEIC có một chủ đề là thương mại. Do đó, bạn nên trau dồi vốn từ vựng của bạn về các chủ đề như du lịch, ngân hàng, sức khoẻ, nhà hàng, văn phòng, vv. Việc học những thành ngữ và những diễn đạt thông dụng liên quan đến các chủ đề này cũng không thể bỏ qua.

6. Khắc phục những điểm yếu

Sau một thời gian làm quen với dạng đề thi TOEIC, bạn sẽ biết được bạn yếu ở phần nào. Có thể có những mảng ngữ pháp bạn chưa nắm vững. Nếu bạn đang theo học một khoá học trên lớp TOEIC, bạn hãy nhờ tới sự trợ giúp của thầy cô giáo của bạn, làm thêm những phần bài tập mà thầy cô giáo của bạn giao cho.
Nếu bạn tự học ở nhà, hãy tìm cho mình những nguồn tài liệu tốt nhất có thể giúp bạn củng cố hơn những vấn đề đó. Internet cũng là một trong những công cụ hỗ trợ việc học tập của bạn rất tốt. Bạn có thể tìm kiếm những giải thích hoặc những bài tập bổ trợ trên Internet thông qua thanh cộng cụ tìm kiếm rất hiệu quả.

7. Loại bỏ những phương án nhiễu

Trong mỗi một câu hỏi TOEIC, thường có ít nhất hai phương án nhiễu (là những phương án sai nhằm đánh lạc hướng thí sinh). Có rất nhiều loại phương án nhiễu như hiện tượng đồng âm, hiện tượng đồng nghĩa, hiện tượng lặp từ, vân vân. Trong quá trình học, bạn hãy liệt kê danh sách các loại phương án nhiễu ra để giúp mình quen với việc nhận dạng chúng. Như vậy, khi bạn gặp chúng trong bài kiểm tra bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc loại bỏ những phương án đó.

8. Hãy tin vào trực giác của mình

Đôi khi có những câu trả lời mà bạn cảm nhận chắc chắn là đúng hoặc sai. Bạn càng học chăm chỉ thì cảm nhận của bạn về việc chọn đáp án nào cho đúng càng rõ ràng và chính xác hơn.

9. Đừng cố dịch tất cả các từ

Việc dịch từ và các câu trong bài thi thường mất rất nhiều thời gian. Trong một bài thi TOEIC, hiếm có thí sinh nào có thừa thời gian. Vì vậy, nếu bạn không biết từ mới thì bạn có thể đoán nghĩa của nó dựa vào văn cảnh của câu hoặc các từ mới xung quanh nó. Lưu ý là bạn không được mang từ điển vào trong phòng thi.

10. Đoán mò – phương án cứu cánh cuối cùng

Trong khi thi, dù bạn không tìm ra được câu trả lời thì bạn vẫn không nên để trống mà hãy cố gắng loại trừ những phương án nhiễu. Việc đoán mò câu trả lời vẫn có thể mang lại cho bạn xác suất đúng là 25%.

Học tiếng anh qua truyện cổ tích - Phần 1

Pro tiếng anh bằng cách đọc english book

Nếu bạn đang cảm thấy học ngoại ngữ là việc vô cùng khó khăn, bạn cảm thấy vò đầu bứt tai với mớ từ vựng, hay những câu ngữ pháp rắc rối, bạn không muốn đụng vào 1 cuốn sách ngoại văn chuyên ngành, bạn cảm thấy chán nản vì học nhiều mà chẳng đi đến đâu bạn nên thử cách khác – cách sẽ khiến bạn học tiếng Anh một cách hứng thú, và có thể là hiệu quả hơn nữa


+ Đọc 1 cuốn sách ngoại văn: hãy tìm 1 cuốn sách ngoại văn mà bạn cảm thấy thích, chủ đề mà bạn đang quan tâm. Đừng ngại khó mà hãy lao vào nó. Trong lần đọc đầu tiên có thể bạn sẽ dùng từ điển nhiều, nhưng nếu bạn đọc lần thứ 2, lần thứ 3, bạn sẽ thấy dễ dàng hơn rất nhiều. Rồi sau khi bạn đọc vài cuốn sách ngoại văn, bạn sẽ không dùng đến từ điển nữa

+Xem phim: chúng ta thường xem rất nhiều phim, nhưng để học tiếng anh bằng cách xem phim, trước hết bạn phải chọn đúng thể loại, nên chọn thể loại tình cảm, tâm lý, hài hước, những chủ đề gần gũi với cuộc sống.Lân đầu tiên, hãy xem phim và lắng nghe lời thoại, chú ý ngôn ngữ nói của các nhân vật, đọc phụ đề tiếng Anh để hiểu nội dung thoại. Lần xem thứ 2, bạn tắt hình đi chỉ nghe thoại thôi ( làm như vậy để tập trung vào nghe thoại của nhân vật )

Đọc sách ngoại văn và xem phim tiếng Anh là 2 phương pháp vừa tạo hứng thú, vừa hiệu quả cao, nhưng nó cũng không đơn giản, bạn cần kiên trì, đầu tư thời gian, và sau tiếng Anh của bạn sẽ lên một tầm mới.