Showing posts with label Phương Pháp. Show all posts

Tên tiếng anh của các bộ và các cơ quan ngang bộ

IMG1 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
=> Ministry of Agriculture & Rural Development

2. Bộ Xây dựng 
=> Ministry of Construction

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
=> Ministry of Culture, Sports & Tourism

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo
=> Ministry of Education & Training

5. Bộ Tài chính 
=> Ministry of Finance

6. Bộ Ngoại giao
=> Ministry of Foreign Affairs

7. Bộ Công thương
=> Ministry of Industry & Trade

8. Bộ Thông tin và Truyền thông 
=> Ministry of Information & Communications

9. Bộ Nội vụ 
=> Ministry of Interior

10. Bộ Tư pháp 

=> Ministry of Justice

11. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 
=> Ministry of Labor, War Invalids, & Social Welfare

12. Bộ Quốc phòng 
=> Ministry of National Defense

13. Bộ Tài nguyên và Môi trường 
=> Ministry of Natural Resources & Environment

14. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 

=> Ministry of Planning & Investment

15. Bộ Y tế 
=> Ministry of Public Health

16. Bộ Công an 
=> Ministry of Public Security

17. Bộ Khoa học và Công nghệ 
=> Ministry of Science & Technology

18 Bộ Giao thông vận tải 
=> Ministry of Transport

19. Thanh tra Chính phủ 
=> Government Inspectorate

20.Văn phòng Chính phủ 
=> Office of the Government

21. Ủy ban Dân tộc
=> Ethnic Minorities Committe hoặc Committee for Ethnic Minorities

22. Ngân hàng Nhà nước
=> State Bank

23. 4 cơ quan ngang bộ: 
=> 4 Ministry-level bodies.

Effortless English - Một phương pháp học tiếng anh hiệu quả nhất tôi từng học

Chắc hẳn khi nhắc đến phương pháp Effortless English các bạn không còn xa lạ gì với phương pháp học tiếng anh đầy hiệu quả của Tiến sĩ AJ.HOGE. 
Effortless English một trong những phương pháp học tiếng Anh rất hay và hiệu quả nhất hiện nay trên thế giới. Với quan điểm học tiếng Anh từ gốc (học như 1 đứa trẻ học nghe và nói) và học là phải dùng được chứ không chỉ có học ngữ pháp. Có những người ngữ pháp rất giỏi nhưng khi nói chuyện với người khác bằng tiếng Anh thì lại không nghe được và nói gì thì người kia hiểu. Đó là lỗi của quá trình dạy và học ngoại ngữ của Việt Nam từ trước đến nay, nó đã cản trở sự phát triển ngôn ngữ của rất nhiều người, nhiều thế hệ.

Phương pháp học tiếng anh hiệu quả Effortless English

Đây là chương trình học Anh văn được đánh giá rất cao bởi tất cả những người đã và đang học trên toàn thế giới. Với một phương pháp khoa học, những bài học được thiết kế sẽ giúp bạn giao tiếp tiếng Anh thành thạo như một người bản ngữ chỉ với khoảng thời gian ngắn luyện tập đều đặn. Hãy cùng chúng tôi phân tích kỹ xem vì sao mà Effortless English lại có thể giúp được hàng triệu người trên thế giới nói tiếng Anh thành thạo được, bí quyết nằm ở đâu?

1 - Nguồn gốc phương pháp Effortless English

Tác giả chính của phương pháp học hiện đại này là A.J. Hoge – một giảng viên có bằng Master of TESOL (Teaching English to Speakers of Other Languages) – đã từng giảng dạy ở nhiều trường đại học trên thế giới. Sau nhiều năm dạy tiếng Anh cho các sinh viên nước ngoài, ông nhận thấy rằng phần lớn các sinh viên đều không gặp phải khó khăn gì khi học ngữ pháp tiếng Anh, khả năng đọc hiểu của họ rất tốt. Họ đạt điểm ngữ pháp rất cao trong các kì thi kiểm tra. Thế nhưng khi trực tiếp nói chuyện với các sinh viên, ông phát hiện rằng khả năng nói tiếng Anh của họ thì ngược lại, không được tốt. Phải có một cái gì đó để cải thiện kỹ năng nghe, nói của không chỉ một người mà là rất, rất nhiều người, một ý tưởng mới được hình thành trong ông.

Và từ đó với việc kết hợp với những chuyên gia nghiên cứu việc học tiếng Anh trên thế giới ông đã cho ra đời một phương pháp học tiếng Anh ưu việt nhất để giúp người học có được sự thành công ngoài sức tưởng tượng như vậy. Chương trình Effortless English đã ra đời từ đó, no là hoàn toàn mới và khác biệt. Nó thật sự hoàn toàn khác biệt so với những cách học cổ điển mà bạn đã sử dụng chúng trong quá khứ. Tôi sử dụng cụm từ “quá khứ” để nhấn mạnh rằng, giờ đây bạn sẽ được tiếp cận với một phương pháp học hoàn toàn mới. Bạn sẽ chưa bao giờ được học những giờ học như thế?

2 - Phương pháp này tốt như thế nào?

Như đã nói ở trên, rất nhiều người, nhất là sinh viên, học sinh phản xạ rất chậm trong các tình huống giao tiếp bình thường bằng tiếng Anh họ không hiểu người kia nói gì và nói lại người kia cũng chẳng hiểu cái gì? Họ biết cách nói nhưng mà lại “nói không lên lời” vì phát âm sai, đi lạc hướng của vấn đề rồi. Hiện tượng trên phát sinh là do phương pháp học tập của các sinh viên hiện tại chú trọng quá nhiều vào ngữ pháp. Các thầy cô dạy Anh ngữ ở các lớp học cũng đa phần là dạy ngữ pháp, họ chỉ làm mỗi việc là sửa cho sinh viên những lỗi ngữ pháp mà không chú trọng tới các kỹ năng khác. Điều này đã khiến sinh viên mang một tâm lý sợ sai ngữ pháp khi nói tiếng Anh. Trước khi nói một câu tiếng Anh họ thường sắp xếp các ý nghĩ trong đầu, chọn lựa từ ngữ rồi sắp xếp chúng theo đúng các quy tắc ngữ pháp, khiến họ nói tiếng Anh không được tự nhiên.

Để khắc phục điểm yếu này cho các sinh viên nói riêng và cho những người học Anh ngữ nói chung. A.J.Hoge đã phát triển một phương pháp học tập giúp nâng cao khả năng nghe, nói tiếng Anh. Phương pháp học tiếng Anh này tập trung nhiều vào kỹ năng nghe Anh ngữ. Và khi khả năng nghe của bạn được nâng cao thì khả năng nói cũng dễ dàng phát triển. Phương pháp Effortless English này áp dụng theo cách tiếp cận ngôn ngữ của một đứa trẻ. Đó là học nghe trước. Khi bạn nghe tiếng Anh trở nên quen thuộc, bạn sẽ nói ra một cách tự nhiên không phải trải qua một bước trung gian là dịch chúng trong đầu từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang tiếng Anh.

Những người học tiếng Anh và ngôn ngữ giỏi nhất là trẻ con: trẻ nhỏ học tiếng Anh theo quá trình tự nhiên. Và Phương pháp Effortless English là 1 hệ thống phương pháp duy nhất trên thế giới tạo ra 1 quá trình học tiếng Anh giao tiếp tự nhiên nhân tạo cho người lớn. Nhược điểm lớn nhất và cũng là cái khó nhất của phương pháp này đó là đòi hỏi người học cần có 1 sự kiên trì, quyết tâm cao độ. Bởi lẽ người học phải nghe đi nghe lại các bài học trong vòng 1 – 2 tuần, nghe ít nhất 1h/ngày sẽ cải thiện rất nhiều kỹ năng nghe của chúng ta.

3 - Đặc trưng cơ bản của Effortless English

Cách học không thể tin đựơc Learn Vocabulary and Grammar Without Study: Listen & Answer Mini-Stories. Học tiếng Anh một cách tự nhiên, hoàn toàn ko có sự học hay sự ghi nhớ.
Cách học tiếng Anh hiệu quả và chuyên sâu sẽ giúp bạn sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên. Nhớ từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh mãi mãi – và sử dụng chúng một cách tự nhiên. Tự cảm thấy tuyệt vời về khả năng nói của mình.
Cách học tiếng Anh bằng con đường thư giãn qua việc nghe những bài báo tiếng Anh thật sự về những chủ đề thú vị. Tưởng tượng, cười đùa trong lúc học.
Cách để bạn tránh việc học ngữ pháp và thay vào đó là học ngữ pháp như những đứa trẻ – một cách tự nhiên. Đó là cách học chính của tất cả bài học Effortless English
Có bộ quy tắc dành cho việc học tiếng Anh dùng làm quy chuẩn cho người học, giúp họ học thuận lợi và đúng hướng nhất, với tên gọi là 7 rules Effortless English.

Dưới đây là bộ 7 quy tắc để nói tiếng anh tốt:


Các bạn download trọn bộ bài giảng của thầy theo link dưới đây nhé:

Những lỗi cần tránh giúp bạn giao tiếp tốt tiếng Anh

Bạn chưa hài lòng về khả năng giao tiếp của mình? Có thể bạn đang gặp phải một (hoặc vài) vấn đề khác nhau trong việc học tiếng Anh giao tiếp làm cho khả năng giao tiếp của bạn bị hạn chế. Việc nhận ra và và phát hiện chính xác các yếu điểm của mình là vô cùng quan trọng để các bạn tìm được cách khắc phục lỗi.

Những lỗi cần tránh giúp bạn giao tiếp tốt  tiếng Anh
Những lỗi cần tránh giúp bạn giao tiếp tốt  tiếng Anh
1. Quá chú trọng vào Ngữ pháp và cố gắng sử dụng Ngữ pháp phức tạp.

Tất nhiên nếu như bạn nói sai về ngữ pháp thì có thể sẽ khiến người nghe rất khó để có thể hiểu được nội dung, thậm chí hiểu sai nghĩa hoàn toàn. Tuy nhiên bạn không nên quá chú trọng ngữ pháp và làm cho nó nhiều khi trở nên phức tạp không cần thiết và càng dễ mắc lỗi.Vì vậy, ngữ pháp trong phần speaking không cần phải quá phức tạp. Nếu các bạn nghe nhiều các chương trình truyền hình tiếng Anh trên các kênh quốc tế, các bạn sẽ thấy họ sử dụng cấu trúc câu rất đơn giản. Nếu họ sử dụng cấu trúc phức tạp thì bạn đã chẳng thể hiểu họ nói gì. Vì vậy, với môn Speaking, bạn đừng cố gắng sử dụng các cấu trúc phức tạp như đảo ngữ, noun phrase, vv làm gì, hãy để dành kiến thức đó cho Writing bởi vì bạn sẽ mắc lỗi ngữ pháp nặng hơn khi cố gắng dùng những cấu trúc này. Tóm lại, các bạn chỉ thực hiện những điều sau đây để đạt điểm tối đa trong phần ngữ pháp:

Sử dụng simple sentence, có đủ subject, verb, object.
Để tạo complex sentence, chỉ cần dùng các từ nối and, but, however, vv để nối các câu simple sentences ấy lại với nhau.
Dùng thêm relative clause (who, whose, that, which, whom), mệnh đề If
Chú ý dùng đúng thì (có 4 thì chính thường dùng trong speaking: Simple Present, Past, Future, Present Perfect, lâu lâu có thể có thêm Past Continuous, Past Perfect)
Chú ý chia đúng số ít, số nhiều và phải phát âm “s” ra.

“Keep it simple and get it right” (Hãy thật đơn giản và hiểu thật đúng)

2. Từ vựng sai

Nếu như vốn từ của bạn chưa nhiều thì đừng quá cố gắng sử dụng thật nhiều từ có thể và luôn tìm nhiều từ thật “academic” để diễn đạt. Cách tốt nhất là bạn hãy trau truốt với những từ đã biết trước, chỉ đến khi thành thạo mới tìm những từ tương đương khác để tạo sự phong phú trong cách diễn đạt, tuy nhiên nên nhớ chính các từ các khó không phải bối cảnh nào cũng sử dụng được.

Ngoài ra, cách tốt nhất để tăng vốn từ đó là tự tạo cho mình một môi trường giao tiếp với tiếng Anhthường xuyên để nhớ từ và học từ mới như tham gia clb, lớp học thêm, xem phim tiếng Anh … Cách này tốt và có hiệu quả hơn trăm lần so với việc bạn cứ lôi từ điển ra tự học những từ mới mà chẳng biết đến khi nào mới có cơ hội dùng đến nó.

3. Phát âm không chuẩn

Không thể không khẳng định tầm quan trọng của Pronunciation trong môn Speaking bởi vì nếu bạn phát âm sai, hiển nhiên người nghe sẽ không hiểu được nội dung bạn nói. Một số lỗi phát âm thường gặp ở người Việt Nam:

Không phát âm “ending sound”. Vd: bạn muốn nói “white hair” nhưng ko có “ending sound”, ngta sẽ nghe nhầm thành “why hair”. Nhiều bạn cũng thường quên phát âm “s”.
Word stress (nhấn âm) sai. Lỗi này thường do nói hoặc học từ vựng mà không để ý đến phát âm, lâu dần thành thói quen rất khó sửa. Mà khi bạn nhấn âm sai một loạt từ trong 1 câu thì giám khảo sẽ không nghe được.
Không có Sentence Stress (nhấn câu). Nếu bạn nói cả 1 đoạn thật dài mà cứ đều đều, không nhấn mạnh một từ nào thì giám khảo cũng sẽ không nhận biết được Key Points của bạn là gì. Tương tự như khi bạn thi Listening, chẳng phải bạn cũng dựa vào sự nhấn giọng của người nói trong băng để nghe ra câu trả lời sao.

4. Không có sự liền mạch khi nói (Coherence)

Để thể hiện sự liền mạch, câu trả lời của bạn cần hội đủ 3 yếu tố sau:

Các ý chính được giải thích rõ ràng, có thể kèm thêm ví dụ để minh họa, làm rõ.
Các ý được sắp xếp theo một trình tự logic
Sử dụng các linking words and phrases để nối các câu, nối ý chính với ý phụ. Nếu chuyển sang ý mới, bạn cũng cần phải cho giám khảo một dấu hiệu rõ ràng.

Một số từ nối thường dùng là: However, Although, Even though, Despite, In addition, Plus, As a result, Since (=because), For example, In other words, First, next, then, after that, lastly, On the other hand, Exceot for, Other than,…

5. Không kiểm soát được tốc độ nói

Nói càng nhanh càng tốt? Nói nhanh được xem là nói lưu loát như người bản ngữ, nói mà không cần dịch trong đầu. Tuy nhiên, trừ phi bạn đã thực sự có thể nói chính xác và hay như người bản ngữ thì bạn KHÔNG NÊN nói nhanh. Nói nhanh sẽ làm bạn không kịp suy nghĩ ý cho câu kế tiếp và mắc nhiều lỗi ngữ pháp, từ vựng, phát âm. Vì vậy, bạn nên nói với tốc độ vừa phải và rõ ràng, không nuốt chữ. Khi nói chậm rãi, bạn sẽ có thể để ý nhấn giọng ở các ý quan trọng. Tuy nhiên, nói chậm rãi không đồng nghĩa với nói quá chậm, ê a từng chữ nhé.

Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người không rành về tin học

Để tạo được file ghost hoàn chỉnh bạn làm như sau:

Chuẩn bị:

Đầu tiên để được file ghost bạn cần:
- 1 đĩa Hiren Boot (mua ở ngoài quán).


Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu
Hình ảnh đĩa Hiren Boot
Các bước tạo file ghost

Bước 1: Bạn cho đĩa vào máy tính và khởi động lại chọn F2 vào Bios.

Bước 2: Bạn chọn Boot. Sau đó chọn Dos Programs.

Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu

Vào Boot

Bước 3: Bạn chọn Backup Tools

Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu

Tạo file ghost

Bước 4: Bạn chọn Norton Ghost 11.5.1* như hình

Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu

Bước 5: Bạn chọn Ghost (Normal)

Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu

Bước 6: Bạn cứ kệ cho nó chạy không chọn gì nhé

Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu

Bước 7: Bạn chọn OK

Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu


Bước 8: Bạn chọn Local –> Partition –> To Image.

Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu

Bước 9: Tiếp theo 1 hộp thoại hiện ra cho bạn lựa chọn đĩa cứng (HDD) chứa phân vùng cần ghost –>chọn đĩa –> OK.
Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu


Bước 10: Tiếp theo bạn chọn phân vùng cần lưu. Thường thì ổ đĩa C: nằm trên đầu (Bạn chú ý đến tên ổ đĩa để tránh bị nhầm, ở trong hình do không đặt tên nên để là No Name). Chọn xong, bạn nhấp OK.

Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu

Bước 11: Bạn đặt tên file ghost và chọn nơi lưu file ghost

Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu

Bước 12: Bạn chọn Hight

Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu


Chương trình nhắc lại 1 lần nữa bạn có muốn tạo file ghost không. Bạn chọn Yes

Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu

Bước 13: Quá trình tạo file ghost như hình


Hướng dẫn cách tạo file ghost cho người mới bắt đầu

Việc còn lại là chờ cho file ghost được tạo xong,bạn chọn nơi lưu cẩn thận và đổi tên file ghost làm sao đảm bảo rằng bạn không lỡ tay xóa mất nó.

Làm sao để đối mặt với những khó khăn trong khi học tiếng anh

Cuộc sống luôn có vô vàn thử thách đang chờ đợi bạn ở phía trước.Và việc học tiếng Anh giao tiếp cũng vậy. Vậy để làm sao có thể vượt qua những khó khăn và thử thách đó? Bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm học tập sau đây nhé!

Làm sao để đối mặt với những khó khăn trong khi học tiếng anh
Làm sao để đối mặt với những khó khăn trong khi học tiếng anh

1. Phát huy niềm đam mê dành cho tiếng Anh giao tiếp

Tất cả những người học tiếng Anh đều muốn nói được tiếng Anh một cách trôi chảy. Họ sẽ cảm thấy rất sung sướng khi nghĩ rằng mình có thể làm được điều đó. Thế nhưng họ thường không quan tâm đến chính bản thân quá trình học tiếng Anh. Đối với phần lớn người học thì việc học tiếng Anh là một điều gì đó họ bị bắt buộc phải làm chứ họ không hề muốn. Học tiếng Anh lúc này đối với họ là một nghĩa vụ, và chính điều đó khiến cho họ cảm thấy không thoải mái khi học tiếng Anh.

Nói ngắn gọn, phần lớn mọi người đều muốn nói được tiếng Anh trôi chảy nhưng lại không thích học. Đây chính là thử thách đầu tiên và cũng là lớn nhất mà một người học tiếng Anh phải đối mặt, bởi vì khi một người không thích học tiếng Anh thì họ sẽ không thể học nó tốt được. Do đó, để học tốt tiếng Anh, bạn cần ghi nhớ câu sau đây: “If you don’t love English, English won’t love you back”

Nếu bạn muốn trở thành một người học tiếng Anh thành công, bạn cần phải quan tâm đến bản thân chính quá trình học tiếng Anh của bạn. Bạn nên dành thời gian cho việc học tiếng Anh tương đương với quãng thời gian bạn dành để giải trí hay thư giãn. Ví dụ bạn cần phải làm những việc sau:

Đọc các câu tiếng Anh và tìm hiểu các cấu trúc có trong đó.

  • · Học từ mới tiếng Anh trong từ điển.
  • · Viết những câu tiếng Anh đúng cả về mặt ngữ pháp và ngữ nghĩa bằng cách tham khảo từ điển, sách ngữ pháp và các trang Web.
Luyện tập phát âm các âm và từ trong tiếng Anh.

Sẽ thật là tuyệt vời nếu việc học tiếng Anh trở thành sở thích của bạn. Và bạn cũng nên coi việc học tiếng Anh của mình là một trong những hoạt động bạn ưu tiên và ưa thích.

2. Tạo ra sự thay đổi đầu tiên với cuộc sống của bạn

Quyết định học tiếng Anh yêu cầu những thay đổi nhất định trong cuộc sống của bạn. Ví dụ: bạn quyết định dành 30 phút mỗi ngày để đọc 1 cuốn sách tiếng Anh và bạn cố gắng để duy trì được công việc đó. Tất nhiên sẽ thật sự khó khăn để tạo ra một sự thay đổi nhỏ nhưng lâu dài đối với cuộc sống của bạn, đặc biệt là khi việc học tiếng Anh với bạn dường như chẳng thoải mái như giải trí hay tập thể thao. Thế nhưng bạn nên nhớ rằng việc học tiếng Anh 15 phút mỗi ngày sẽ mang đến cho bạn kết quả tốt hơn nhiều so với việc học duy nhất 1 ngày trong cả tháng.

3. Tạo ra những sự thay đổi tiếp theo với cuộc sống của bạn

Trong khi sự thay đổi đầu tiên có vẻ khó khăn nhất thì những sự thay đổi tiếp theo cũng khó khăn chẳng kém. Rất nhiều người học tiếng Anh giao tiếp có thể trải qua được bước đầu tiên (Ví dụ: Họ duy trì được thói quen đọc sách tiếng Anh mỗi ngày), thế nhưng họ chỉ dừng lại ở đó và không hề thực hiện những hoạt động tiếng Anh khác.

Một người học tiếng Anh thực sự sẽ biết cách kết hợp các hoạt động học tiếng Anh (Ví dụ như: đọc sách, xem tivi, luyện tập phát âm, nghe đài….) và họ sẽ lựa chọn từng hoạt động phù hợp với tâm trạng của họ tại những thời điểm khác nhau. Nếu bạn chỉ thực hiện 1 hoạt động học tiếng Anh (ví dụ như đọc sách tiếng Anh), bạn sẽ nhanh chóng trở nên chán nản và không còn hứng thú với việc học.

Bên cạnh đó thì việc thực hiện 1 hoạt động học tiếng Anh duy nhất cũng sẽ làm hạn hẹp các kỹ năng tiếng của bạn. Ví dụ như việc đọc sách tiếng Anh không thể nào giúp bạn phát âm tiến bộ được mặc dù nó có thể giúp bạn cải thiện ngữ pháp, từ vựng, các kỹ năng đọc hiểu và kỹ năng viết. Chính vì vậy, bạn hãy rèn luyện một thói quen học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả để bạn cảm thấy hứng thú với môn ngoại ngữ này nhé!

Bộ video luyện phát âm tiếng anh chuẩn Anh Mỹ

Học tiếng Anh: Luyện phát âm chuẩn Anh Mỹ - Bài 1




Học tiếng Anh: Luyện phát âm chuẩn Anh Mỹ - Bài 2




Học tiếng Anh: Luyện phát âm chuẩn Anh Mỹ - Bài 3



Học tiếng Anh: Luyện phát âm chuẩn Anh Mỹ - Bài 4



Học tiếng Anh: Luyện phát âm chuẩn Anh Mỹ - Bài 5



Học tiếng Anh: Luyện phát âm chuẩn Anh Mỹ - Bài 6



Học tiếng Anh: Luyện phát âm chuẩn Anh Mỹ - Bài 7



Học tiếng Anh: Luyện phát âm chuẩn Anh Mỹ - Bài 8



Học tiếng Anh: Luyện phát âm chuẩn Anh Mỹ - Bài 9



Học tiếng Anh: Luyện phát âm chuẩn Anh Mỹ - Bài 10



Updating................

Titanium - top songs of 2012 - bai hat tieng anh hay nhat 2012


Select Play button. Listen and fill in the blanks with suggest words

ButChorusFireIRicochetYouandaway
breakbulletproofbutdownfallmachineshoottitanium
won'tyou

shout it out,
But I can't hear a word say
I'm talking loud not saying much
I'm criticized all your bullets ricochet
You shoot me down, but get up
[:]*%Chorus:]
I'm bulletproof, nothing to lose
away, fire away
Ricochet, you take your aim
Fire , fire away
You shoot me down but I won't
I am titanium
You shoot me down but I fall
I am titanium
[:]*%Sia:]
Cut me down
it's you wholl have further to fall
Ghost town haunted love
Raise your voice, sticks and stones may my bones
I'm talking loud not saying much
[:]*% :]
I'm bulletproof, nothing to lose
Fire away, fire away
, you take your aim
Fire away, fire away
You me down but I won't fall
I am titanium
shoot me down but I won't fall
I am
I am titanium
I am titanium
[:]*%Sia:]
Stone-hard-, gun
Firing at the ones who run
Stone-hard as glass
[:]*%Chorus:]
You shoot me down but I fall
I am titanium
You shoot me down but won't fall
I am titanium
You shoot me down I won't fall
I am titanium
You shoot me but I won't fall
I am titanium
I am
SCORE:

Học tiếng anh qua game Word Factory

Hướng dẫn cách chơi

Nhấn vào các kí tự để tạo mối liên kết giữa các từ. Nhấn nút spacebar để đòi vàng cho việc nâng cấp.Mua nhà máy mới bằng nhấn vào các kí tự bên phải. Nhấn vào các nhà máy để thực hiện việc nâng cấp và mua nhanh các kí tự.

game học tiếng anh

Các nút chức năng

Fire: space
Del: unselect words
Movement: mouse

Phương pháp luyện nghe phổ biến và hiệu quả nhất

Sau khi đọc Listening Script, có nhiều người nghĩ rằng: “Trời ạ! Tại sao dễ thế này mà mình lại không nghe được?” Thực tế thì rất khó có thể nghe và hiểu được các giọng nói không phải là bản ngữ trong phần Listening. Tuy nhiên, nếu thường xuyên luyện tập với mục tiêu phải nghe được “ở một mức độ nào đó” thì bạn có thể sẽ đạt được điểm số TOEIC Listening như mong đợi. Một số phương pháp sau đây có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này:

Phương pháp luyện nghe phổ biến và hiệu quả nhất
Phương pháp luyện nghe phổ biến và hiệu quả nhất

1. Học ngữ pháp và từ vựng:

Nếu gặp từ bạn không biết thì khi nghe bạn sẽ không nhận ra được từ đó. Và nếu khi đọc mà không phân tích được chủ ngữ, động từ thì khi nghe bạn sẽ không hiểu được đó là âm thanh gì. Đây chính là lý do khiến bạn nên học ReadingListening cùng lúc. Từ và những điểm ngữ pháp đã biết trong khi học Reading sẽ có thể gặp trong Listening và ngược lại. Trong khi học Listening và Reading, bạn cần kê ra những từ hoặc các thành ngữ mình không biết, tra nghĩa của chúng và học thuộc chúng trong câu ví dụ để có thể ghi nhớ dễ dàng hơn là chỉ học thuộc bảng từ riêng lẻ.

2. Viết chính tả:

Viết ra nội dung mình đã nghe. Khi viết chính tả bạn cần thực hiện lần lượt từng bước. Nếu bạn muốn ngay từ đầu viết được toàn bộ nội dung thì quả là điều khó, bạn không viết được và như thế chỉ gây ra cảm giác thất vọng và khiến bạn bỏ cuộc. Bạn hãy tập viết chính tả theo những bước sau đây:

• Điền vào chỗ trống. Hãy chuẩn bị script có để trống vài từ hoặc thành ngữ quan trọng, rồi bắt đầu bằng dạng bài tập nghe và điền vào chỗ trống.

• Điền cụm từ, mệnh đề: Là bước tiếp theo, nghe và điền vào chỗ trống dài những cụm từ, mệnh đề và câu.

• Viết cả bài: Đây là bước cuối cùng, bạn hãy viết lại tốt…

Các bạn có thể tham khảo nhiều đề thi toeic trên website bstudent.net và tự luyện thêm ở một số website học tiếng anh khác

3. Đọc theo:

“Đọc theo” còn được gọi là “echoing” (lăp lại), là một phương pháp đã được phổ biến rộng rãi. Nói một cách đơn giản thì đây là một phương thức nói theo nội đã được ghi âm trong một khoảng thời gian nhất định. Thay vì chỉ nghe suông thì việc đọc theo có ưu điểm là bạn phải tập trung ghi nhớ nội dung thêm lần nữa, đồng thời nhờ nói theo âm điệu và giọng phát âm của người bản ngữ nên bạn sẽ tập được cho mình phương pháp học mô phỏng / sửa chữa và so sánh một cách trực giác. Đây là cách học rất tích cực.

Điều quan trọng là bạn phải có thói quen đọc theo “ đơn vị ý nghĩa”, chẳng hạn như cụm từ và mệnh đề, chứ không chỉ đọc suông theo những gì nghe được. Trong tiếng Anh, đơn vị ý nghĩa chính là đơn vị đọc( nói) ngắt giọng. Nếu thường xuyên luyện tập như vậy thì sẽ rất có ích cho việc nghe và hiểu những đơn vị ý nghĩa trong nội dung dài ở part3,4

Ví du: về echoing(lặp lại): Đọc theo câu ngay sau khi bắt đầu nghe.

Tage (p3): May I have the attention of all passengers?

Người học:________ May i have the attenion of all passengers?

4. Nghe nhanh

Là cách sử dụng tính năng điều chỉnh tốc độ để luyện nghe nhanh ở mức gấp 1,5 -2 lần bình thường. Song, thay vì chỉ nghe nhanh mà không chú ý đến các vấn đề khác thì bạn nên vừa luyện nghe thật nhanh, thật nhiều nội dung, vừa hiểu chính xác và nhanh chóng ý nghĩa của chúng. Nếu đã quen với tốc độ nghe và hiểu nhanh như vậy thì khi vào bài thi thực tế, bạn sẽ cảm thấy bài nghe của đề thi có tốc độ chậm hơn. Nhờ vậy bạn có thể cảm thấy bình tĩnh trong khi thi.

Các nguồn nghe hay, thú vị mà không chán :

1. Effortless English

2. Jim’ TOEIC Start 1000 listening, cuốn sách rất hay cho những bạn mới bắt đầu này gồm các phần nghe được phân loại và giải thích đáp án, phân tích đa dạng đáp án



Phương pháp luyện kỹ năng IELTS Reading

Kỹ năng reading là 1 kỹ năng tương đối dễ trong 4 kỹ năng của kỹ thi IELTS. Nhưng làm thế nào để đạt được điểm cao thì đó là 1 câu hỏi không dễ trả lời. Pathways xin được gửi tới các bạn học viên một số chia sẻ từ kinh nghiệm luyện kỹ năng reading của những người trong cuộc.

Phương pháp luyện kỹ năng IELTS Reading
Phương pháp luyện kỹ năng IELTS Reading

Mỗi bài reading thường khá dài, lại có rất nhiều từ mới, vậy nên đừng bao giờ đọc hết cả bài reading để hiểu rồi mới trả lời câu hỏi. Thứ nhất làm như vậy rất tốn thời gian vì để hiểu bài reading cặn kẽ bạn cần bỏ công sức và thời gian đáng kể để đoán nghĩa từ mới (chưa chắc đã đoán đúng), thứ hai đến khi trả lời câu hỏi lại không nhớ mình đã đọc ở phần nào nên phải đọc lại.

Vậy nên các bạn thử bắt đầu bằng cách đọc câu hỏi, đây là cách dùng để hạn chế việc đọc, đồng thời cho phép mình có khả năng chỉ tập trung đọc để trả lời câu hỏi mà thôi. Khi đọc câu hỏi cần đánh dấu key words. Đọc đến câu hỏi nào thì tìm câu trả lời luôn cho câu đó,nếu không tìm được thì đánh dấu lại để trả lời sau, đừng tốn quá nhiều thời gian tập trung vào trả lời mỗi một câu. .

Trong các dạng câu hỏi có thể ra trong bài reading, summary là đơn giản nhất, vậy nên mình thường ưu tiên làm dạng câu hỏi này trước tiên. Thứ nhất là dễ tìm câu trả lời cho phần này, thứ hai là sau khi làm summary rồi mình có thể biết nội dung của đoạn đã tóm tắt, đến khi đọc các câu hỏi khác có thể biết ngay liệu câu trả lời có ở trong đoạn đó không hay có thể bỏ qua để skimming các đoạn khác.

Skimming là kỹ năng đọc lướt. Sau khi đánh dấu key words ở câu hỏi rồi, bạn có thể dùng chính những key words này để dò nhanh phần cần đọc trong bài. Ví dụ, trong câu hỏi có nhắc đến địa điểm hay tên người nào đó, dùng chính những từ này làm mục tiêu. Bạn bắt đầu lướt (không đọc) từ đầu văn bản đến khi thấy key words xuất hiện, đến lúc đó bạn mới bắt đầu đọc câu chứa key words, có thể mở rộng thêm đọc một hai câu trước và sau đó để tìm câu trả lời. Đây là kỹ năng scanning.

Scanning là đọc để tìm specific answers, dạng tìm chính xác thông tin được hỏi. Bài summary thường dùng chính những từ có trong bài, vậy nên sau khi skimming để biết summary nằm ở vị trí nào, bạn cần đọc cẩn thận phần này để tìm câu trả lời (có thể là 1 hoặc vài đoạn văn liên tiếp). Từ cần điền đều ở trong phần đó cả nên cứ bình tĩnh scan thế nào cũng thấy.

Tương tự bạn có thể dùng kỹ năng skimming và scanning để trả lời các câu hỏi còn lại. Các câu hỏi thường được bố trí theo thứ tự của đoạn văn và câu, đó là lý do sau khi làm xong summary rồi thì các bạn cố gắng trả lời câu hỏi theo thứ tự của nó. Tuy không trả lời được thì bỏ qua nhưng bạn cũng đã đọc phần có liên quan đến câu hỏi đó. Dạng câu hỏi tổng quát kiểu như "cả bài này nói về cái gì" thì trả lời cuối cùng, sau khi skimming và scanning cho tất cả các câu hỏi bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về toàn bài.

Thêm nữa, đối với các câu Y/N/NG hay T/F/NG, chú ý xem phải ghi True/ False hay là Yes/No. Ở các câu này cũng cần chú ý các từ số lượng, đặc biệt là các statements sử dụng 'none' hay 'all'.

Đối với dạng câu hỏi 'Matching the heading', mình thường phụ thuộc vào topic sentences và nội dung đoạn. Tuy nhiên như admin nhận xét, topic sentences nhiều lúc không phải câu đầu tiên, nếu đoạn có câu dẫn, topic sentence có thể là câu thứ 2 hoặc thứ 3; nếu đoạn viết theo cách quy nạp, topic sentence là câu cuối cùng. Phức tạp hơn, 2 câu mới là topic sentences. Vậy nên đọc nội dung đoạn cũng rất quan trọng. Mình vẫn đánh dấu key words ở mỗi headings đã cho, sau skimming và scanning để trả lời.

Nếu đã trả lời các câu hỏi khác rồi mới đến dạng "Matching the heading" thì các bạn có thể nắm chung được nội dung của mỗi đoạn rồi, chỉ cần đánh dấu key words của heading cho sẵn, ngẫm lại xem liệu nó có thể ở đoạn nào, rồi cẩn thận đọc lại đoạn đó để xác định xem heading đó có phù hợp không. Nếu xong khi đọc hết cả đoạn mình đoán mà heading không phải thì dò các heading còn lại vì bạn đã nắm chắc nội dung đoạn này rồi mà.

Nói chung mỗi người có một kiểu học khác nhau, vậy nên cứ học cách phù hợp với bạn nhất sẽ mang lại kết quả cao nhất.

Chúc các bạn thành công!