Showing posts with label IELTS. Show all posts

Phương pháp luyện kỹ năng IELTS Reading

Kỹ năng reading là 1 kỹ năng tương đối dễ trong 4 kỹ năng của kỹ thi IELTS. Nhưng làm thế nào để đạt được điểm cao thì đó là 1 câu hỏi không dễ trả lời. Pathways xin được gửi tới các bạn học viên một số chia sẻ từ kinh nghiệm luyện kỹ năng reading của những người trong cuộc.

Phương pháp luyện kỹ năng IELTS Reading
Phương pháp luyện kỹ năng IELTS Reading

Mỗi bài reading thường khá dài, lại có rất nhiều từ mới, vậy nên đừng bao giờ đọc hết cả bài reading để hiểu rồi mới trả lời câu hỏi. Thứ nhất làm như vậy rất tốn thời gian vì để hiểu bài reading cặn kẽ bạn cần bỏ công sức và thời gian đáng kể để đoán nghĩa từ mới (chưa chắc đã đoán đúng), thứ hai đến khi trả lời câu hỏi lại không nhớ mình đã đọc ở phần nào nên phải đọc lại.

Vậy nên các bạn thử bắt đầu bằng cách đọc câu hỏi, đây là cách dùng để hạn chế việc đọc, đồng thời cho phép mình có khả năng chỉ tập trung đọc để trả lời câu hỏi mà thôi. Khi đọc câu hỏi cần đánh dấu key words. Đọc đến câu hỏi nào thì tìm câu trả lời luôn cho câu đó,nếu không tìm được thì đánh dấu lại để trả lời sau, đừng tốn quá nhiều thời gian tập trung vào trả lời mỗi một câu. .

Trong các dạng câu hỏi có thể ra trong bài reading, summary là đơn giản nhất, vậy nên mình thường ưu tiên làm dạng câu hỏi này trước tiên. Thứ nhất là dễ tìm câu trả lời cho phần này, thứ hai là sau khi làm summary rồi mình có thể biết nội dung của đoạn đã tóm tắt, đến khi đọc các câu hỏi khác có thể biết ngay liệu câu trả lời có ở trong đoạn đó không hay có thể bỏ qua để skimming các đoạn khác.

Skimming là kỹ năng đọc lướt. Sau khi đánh dấu key words ở câu hỏi rồi, bạn có thể dùng chính những key words này để dò nhanh phần cần đọc trong bài. Ví dụ, trong câu hỏi có nhắc đến địa điểm hay tên người nào đó, dùng chính những từ này làm mục tiêu. Bạn bắt đầu lướt (không đọc) từ đầu văn bản đến khi thấy key words xuất hiện, đến lúc đó bạn mới bắt đầu đọc câu chứa key words, có thể mở rộng thêm đọc một hai câu trước và sau đó để tìm câu trả lời. Đây là kỹ năng scanning.

Scanning là đọc để tìm specific answers, dạng tìm chính xác thông tin được hỏi. Bài summary thường dùng chính những từ có trong bài, vậy nên sau khi skimming để biết summary nằm ở vị trí nào, bạn cần đọc cẩn thận phần này để tìm câu trả lời (có thể là 1 hoặc vài đoạn văn liên tiếp). Từ cần điền đều ở trong phần đó cả nên cứ bình tĩnh scan thế nào cũng thấy.

Tương tự bạn có thể dùng kỹ năng skimming và scanning để trả lời các câu hỏi còn lại. Các câu hỏi thường được bố trí theo thứ tự của đoạn văn và câu, đó là lý do sau khi làm xong summary rồi thì các bạn cố gắng trả lời câu hỏi theo thứ tự của nó. Tuy không trả lời được thì bỏ qua nhưng bạn cũng đã đọc phần có liên quan đến câu hỏi đó. Dạng câu hỏi tổng quát kiểu như "cả bài này nói về cái gì" thì trả lời cuối cùng, sau khi skimming và scanning cho tất cả các câu hỏi bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về toàn bài.

Thêm nữa, đối với các câu Y/N/NG hay T/F/NG, chú ý xem phải ghi True/ False hay là Yes/No. Ở các câu này cũng cần chú ý các từ số lượng, đặc biệt là các statements sử dụng 'none' hay 'all'.

Đối với dạng câu hỏi 'Matching the heading', mình thường phụ thuộc vào topic sentences và nội dung đoạn. Tuy nhiên như admin nhận xét, topic sentences nhiều lúc không phải câu đầu tiên, nếu đoạn có câu dẫn, topic sentence có thể là câu thứ 2 hoặc thứ 3; nếu đoạn viết theo cách quy nạp, topic sentence là câu cuối cùng. Phức tạp hơn, 2 câu mới là topic sentences. Vậy nên đọc nội dung đoạn cũng rất quan trọng. Mình vẫn đánh dấu key words ở mỗi headings đã cho, sau skimming và scanning để trả lời.

Nếu đã trả lời các câu hỏi khác rồi mới đến dạng "Matching the heading" thì các bạn có thể nắm chung được nội dung của mỗi đoạn rồi, chỉ cần đánh dấu key words của heading cho sẵn, ngẫm lại xem liệu nó có thể ở đoạn nào, rồi cẩn thận đọc lại đoạn đó để xác định xem heading đó có phù hợp không. Nếu xong khi đọc hết cả đoạn mình đoán mà heading không phải thì dò các heading còn lại vì bạn đã nắm chắc nội dung đoạn này rồi mà.

Nói chung mỗi người có một kiểu học khác nhau, vậy nên cứ học cách phù hợp với bạn nhất sẽ mang lại kết quả cao nhất.

Chúc các bạn thành công!

Phương pháp luyện kỹ năng IELTS Speaking

Speaking trong IELTS là phần thi gây không ít khó khăn cho các sĩ tử. Môi trường sử dụng tiếng Anh hạn chế và tâm lí ngại khi giao tiếp là 2 yếu tố chính dẫn đến việc kỹ năng và kết quả thi nói không như mong đợi. Để có thể nâng cao điểm Speaking IELTS, ngoài việc luyện tập thường xuyên, việc ghi nhớ một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn có bài tốt hơn.
Phương pháp luyện kỹ năng nói trong IELTS
Phương pháp luyện kỹ năng nói trong IELTS

1. Luyện tập:

  • Luyện tập với bạn bè, người thân… bắt đầu từ những chủ đề gần gũi rồi đến các chủ đề khó hơn.
  • Vận dụng cấu trúc câu đơn giản, từ vựng liên quan đến chủ đề để làm quen dần, rồi vận dụng các từ vựng học thuật, idioms để ghi điểm cao trong kì thi.
  • Sử dụng các mẫu câu trong tiếng Anh.
  • Chú ý phát âm, nhịp điệu, tông giọng, đặc biệt ở các key words trong câu. Khi sử dụng băng nghe để luyện tập, tốt nhất bạn nên thu âm lại phần nói của mình, đối chiếu với phần nói của người bản ngữ và chỉnh lại cho giống.
2. Làm bài thi:

Phần thi Speaking trong IELTS kéo dài khoảng từ 11-14 phút và được ghi âm lại toàn bộ, gồm 3 phần:

  • Phần 1: (4-5 phút) Chào hỏi và giới thiệu. Sau khi giới thiệu ngắn gọn về bản thân, giám khảo sẽ yêu cầu bạn giới thiệu bản thân mình cũng như hỏi những thông tin cá nhân của thí sinh.
  • Phần 2: (3-4 phút). Bạn sẽ nhận được chủ đề cụ thể từ giám khảo và có 1 phút để chuẩn bị. Sau đó bạn có khoảng từ 1-2 phút để trình bày ý kiến của mình. Sau đó giám khảo sẽ có 1 vài câu hỏi liên quan đến chủ đề mà bạn nhận được.
  • Phần 3: (4-5) phút: Giám khảo sẽ có một vài câu hỏi liên quan đến chủ đề bạn nhận được ở phần 2. Bạn sẽ thảo luận cùng giám khảo để trình bày rõ hơn quan điểm và ý kiến của mình .
Trong bài thi Speaking, không có thang điểm “ đúng” hay “ sai”, vì vậy, bạn hãy bình tĩnh trình bày quan điểm của mình. Người chấm sẽ dựa trên khả năng bạn diễn giải chủ đề để chấm điểm.

Tránh lập lại những từ mà giám khảo đã nói ra. Hãy thể hiện cho giám khảo khả năng của bạn bằng cách sử dụng các từ ngữ của riêng bạn.

Không nên chỉ trả lời “ yes” hay “ no”. Bạn nên trình bày thêm suy nghĩ của mình sau mỗi câu hỏi của giám khảo. Phải đảm bảo rằng phần nói của bạn nhiều hơn của giám khảo. Trong phần giới thiệu, bạn không nên chỉ giới thiệu quá ngắn gọn về bản thân mình. Đưa ra càng nhiều chi tiết càng tốt.

Nói rõ ràng, rành mạch. Không nên nói quá nhanh vì bạn có thể phát âm sai hay dùng sai từ vựng.

Nên sử dụng các từ vựng đơn giản, thông dụng hơn là các từ vựng học thuật mà bạn không hiểu rõ. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được điểm cao, bạn cần cho giám khảo thấy khả năng sử dụng các từ vựng học thuật.

Dùng đúng thì khi trả lời câu hỏi của bạn giám khảo. khi nhận được thẻ đề, bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị. Bạn nên ghi ra các ý chính bạn sẽ trình bày, sau đó chọn thì mà bạn sẽ sử dụng trong phần trả lời. Nên sử dụng thì giống như câu hỏi để trả lời. Sau đó, bạn có thể sử dụng các thì khác để mở rộng phần trình bày của mình

Cố gắng trả lời một cách đầy đủ, trọn vẹn và đưa ra lý do thuyết phục. Điều này sẽ giúp bạn mở rộng nội dung nói, cũng như cấu trúc ngữ pháp và từ vựng mà bạn trình bày.

Luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng cũng như điểm số phần thi Speaking. Việc kết hợp với các kỹ năng khác sẽ giúp bạn tiến bộ rõ rệt ở nội dung cũng như cách vận dụng các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng học thuật. Hãy tạo cho mình thói quen nói tiếng Anh hàng ngày để có được thành tích cao trong kì thi IELTS.